Cách sạc PIN máy trợ giảng như thế nào cho bền máy
Trước khi mua máy trợ giảng cho năm học mới, các thầy cô thường có hỏi, nhờ tư vấn cách sạc PIN máy trợ giảng như thế nào cho bền. Trước nhiều băn khoăn của giáo viên, chúng tôi xin tổng hợp hướng dẫn các thầy cô cách sạc PIN máy trợ giảng đúng cách tăng tuổi thọ, độ bền cho máy. Thông tin này chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn khi thầy cô đến mua máy tại cửa hàng hoặc khi chat đặt hàng online. Nếu thầy cô quên, hoặc mua hàng ở nơi khác không được hướng dẫn thì xem tại đây nhé!
Để máy trợ giảng không dây hay có dây được bền. Ngoài việc giữ gìn máy khỏi rơi vỡ, va đập ra thì còn cần chú ý đến việc sạc PIN cho máy và micro. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sạc cũng như chú ý khi sạc:
– Cách sạc PIN máy trợ giảng đúng cách để bền lâu:
Khi mua máy về, thầy cô tiến hành bật loa và micro nên sử dụng tới khi máy và micro báo PIN yếu. Tuyệt đối không được để loa và micro sụp PIN. Sau đó tiến hành cắm sạc cho tới khi PIN đầy(máy và micro). Lần sạc đầu tiên có thể sạc qua đêm với thời gian 8 tiếng. Các lần sạc sau bạn sạc 3-4 tiếng đối với loa và 2 tiếng đối với Micro, tuyệt đối không được sạc qua đêm. Hoặc quan sát báo hiệu PIN trên loa và micro.
Mỗi bộ máy trợ giảng không dây có cách báo hiệu PIN và micro đầy khác nhau. Có thể là chuyển đèn đỏ sang xanh hoặc tắt đèn khi đầy. Bạn nên hỏi người bán để biết cách nhận biết khi nào PIN sạc đầy. Khi có báo hiệu PIN đầy bạn có thể để cắm thêm 5-10 sau đó ngắt hẳn sạc.
Sử dụng dây sạc củ sạc đúng điện áp đầu vào. Tốt nhất nên dùng sạc của máy đó(nên mua bộ sạc mới nếu không may bị mất hoặc hỏng).
Cắm sạc cho lòa và micro khi PIN báo sắp hết không nên để sụp nguồn.
– Chú ý để sạc PIN cho loa trợ giảng bền lâu:
Không được sử dụng máy tới lúc sụp nguồn. Như vậy dẫn tới PIN khó nhận năng lượng khiến cho những lần sạc về sau ngày càng lâu. Đó là lý do khiến bạn sạc PIN lâu hơn so với lúc mới mua.
Không được vừa dùng vừa cắm sạc, như vậy làm cho PIN nóng dễ sảy ra cháy nổ, phồng chai PIN.
Không sử dụng các loại củ, cáp sạc chất lượng kém mua ngoài các cửa hàng điện thoại. Vì rất nhiều trường hợp loa bị cháy bị hỏng do sử dụng củ sạc từ các cửa hàng điện thoại cung cấp. Chất lượng củ sạc kém, sạc tự chế, sạc tái chế rất nguy hiểm.
Không cắm sạc khi thời tiết có sấm sét, mưa bão.
Không cắm sạc nơi nguồn điện chập chờn, không đủ điện áp.
Nơi cắm sạc cần an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em, tránh rơi đập
-*-
Việc sạc máy trợ giảng đúng cách giúp cho tuổi thọ PIN duy trì thời gian lâu hơn. Tiết kiệm thời gian cho việc sửa chữa, thay thế, tiền bạc sau này. Hy vọng, qua những thông tin hướng dẫn cách sạc PIN máy trợ giảng ở trên sẽ giúp ích cho các thầy cô. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, chưa hiểu. Quý khách và thầy cô hãy liên hệ tới Hotline máy trợ giảng An Phát để được hỗ trợ tốt nhất. Hà Nội: 0968 025 810 – HCM: 0869 920 699.
Lưu ý: Các website đạo nội dung ý tưởng từ An Phát như TV vui lòng ghi rõ nguồn tham khảo!
Có thể bạn quan tâm
- So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20, máy nào tốt?
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?