Tác hại của bụi phấn đối với giáo viên nguy hiểm thế nào?
Giáo viên sử dụng phấn viết bảng khi giảng dạy trên bục giảng, hàng ngày phải tiếp xúc với bụi phấn thường xuyên. Bụi phấn xâm nhập vào cơ thể qua khoang miệng, mũi khi thầy cô giáo nói to để truyền tải kiến thức. Vậy tác hại của bụi phấn với giáo viên có nguy hiểm không nếu như tiếp xúc nhiều như vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé!
Có nhiều ý kiến xoay quanh tác hại của bụi phấn đối với giáo viên. Nhiều người cho rằng vô hại vì chưa thấy có triệu nào trên cơ thể nhưng khi để tích tụ lâu ngày thì lại cực kỳ nguy hiểm.
Việc giáo viên sử dụng phấn viết bảng lâu ngày, hít phải bụi phấn sẽ gây tích tụ khiến cho giáo viên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản hay thậm chí là lao phổi… nhiều bệnh lý dễ dàng chuyển sang giai đoạn mạn tính, khó điều trị. Là một trong những bệnh nghề nghiệp của giáo viên mắc phải nhiều nhất
Đối với các thầy cô giáo ở thành phố hoặc các khu vực có điều kiện thì tần suất sử dụng và hít phải bụi phấn thấp hơn. Nguyên nhân là do được sử dụng phấn không bụi, bảng từ và bút lông, bảng trắng. Tuy nhiên, tránh được bụi phấn nhưng gặp phải bụi mịn, ô nhiễm không khí,…
Đối với thầy cô ở vùng núi, nơi mà lớp học còn chưa chắc chắn, dựng tạm bợ. Nơi mà giáo viên băng đèo lội xuối hàng chục km để gieo con chữ thì bảng đen phấn chắc đã là quá giá với họ. Giáo viên gieo con chữ nơi đó nào còn suy nghĩ đến tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe giáo viên nữa.
Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về thành phần của bụi phấn. Để xem tại sao bụi phấn lại có tác hại đến sức khỏe của giáo viên nếu hấp thụ và tích tụ lâu.
Thành phần của phấn viết bảng là gì?
Phấn viết bảng cho giáo viên được sử dụng viết bảng làm theo phương pháp truyền thống. Thành phần chính làm từ canxi cacbonat – một dạng vôi tự nhiên. Người ta sẽ tạo ra một loại bột sét có chứa canxi cacbonat, sau đó cho nó vào khuôn phấn để định hình viên phấn. Loại phấn truyền thống này dễ viết lên bảng nhưng tạo ra lượng bụi nhẹ bay vào không khí xung quanh.
Tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe giáo viên
Bụi phấn đi vào khoang miệng, mũi giáo viên tích tụ lâu ngày gây ra các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản,…Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài, sức đề kháng của cơ quan hô hấp giảm đi. Từ đó sức khỏe giáo viên kém đi, giảm hiệu suất giảng dạy. Nguy hiểm hơn là nguy cơ mắc lao phổi cao hơn người bình thường, gây tắc nghẽn phổi.
Sử dụng máy trợ giảng giúp giáo viên không cần phải nói to thở nhiều. Giúp hạn chế việc hít phải bụi phấn trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra, còn bảo vệ sức khỏe giọng nói giáo viên rất tốt khỏi khàn giọng, mất giọng, viêm họng.
Theo BYT thì ngành nghề giáo viên đứng top 3 trong nhóm nghề nghiệp dễ bị mắc ung thư phổi cao nhất. Vậy nên, thầy cô nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư. Đồng thời có quan tâm với nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Giáo viên nên làm gì hạn chế tiếp xúc với bụi phấn
Để giảm việc hít phải bụi phấn viết bảng. Thầy cô có thể sử dụng loại phấn không bụi. Loại phấn này khi viết sẽ tại ra bụi nhưng nặng hơn bụi phấn truyền thống và dễ dơi xuống sàn. Tuy loại phấn này hạn chế bụi bay vào không khí, nhưng thầy cô nên tránh tiếp xúc tay với những nơi nhiều bụi phấn này khi quên chưa rửa tay, chúng ta vô tình chạm vào mặt, mũi hay miệng.
Lưu ý: loại phấn không bụi này có thể gây ra triệu chứng dị ứng và hen suyễn với người dị ứng với sữa. Nếu thầy cô hay học sinh trong lớp bị hen suyễn hoặc có dị ứng với sữa thì không nên sử dụng phấn không bụi.
Các phương pháp khác có thể hạn chế tiếp xúc bụi phấn như sử dụng slide trình chiếu nhiều hơn, dùng bảng từ và bút lông hoặc bảng trắng để viết(áp dụng với giáo viên ở thành phố, tỉnh thành có điều kiện). Đeo khẩu trang và xông mũi 2-3 ngày một lần.
Tác hại của bụi phấn một trong số tác nhân gây ra bệnh nghề nghiệp của giáo viên. Gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hiệu suất giảng dạy. Nhưng vì sự nghiệp “trồng người” và tình yêu thương học trò, thầy cô giáo đã quen dần với bảng đen phấn trắng và những hạt bụi phấn cứ rơi theo thời gian.
Để tri ân lại lòng tri ân đối với những “người lái đò” ngày nào, nhân dịp 20/11 chúng ta hãy nhắc nhớ nhau rằng bụi phấn không chỉ làm tóc thầy thêm bạc mà còn làm sức khỏe của cô ngày một yếu đi. Trân trọng những công lao của thầy cô với bao thế hệ học trò, Máy trợ giảng An Phát gửi tặng Voucher 200,000 đ – APV2011200 cho tất cả thầy cô giáo mua loa trợ giảng trong thời gian từ 15-25/11/2023.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn kết nối máy tính với loa trợ giảng miễn phí
- Lưu ý các rủi ro khi mua máy trợ giảng thanh lý trên mạng
- So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20, máy nào tốt?
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?