Tổng hợp những bệnh nghề nghiệp của giáo viên cần phải biết
Trước đây, các thầy cô giáo bước vào ngành sư phạm thì còn “mù mờ” thông tin về các bệnh nghề nghiệp của giáo viên. Nhưng thời nay, việc tìm hiểu thông tin đơn giản dễ dàng hơn. Sau đây, là những căn bệnh nghề nghiệp giáo viên cần phải biết. Như vậy sẽ giúp thầy cô có biện pháp phòng tránh bảo vệ sức khỏe bản thân.
5 bệnh nghề nghiệp giáo viên thường gặp nhất
– Bệnh viêm họng, khản tiếng
Đây là bệnh thường gặp nhất mà không giáo viên nào không gặp phải. Đặc biệt là những giáo viên mới đi dạy chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thường thì những ngày đầu đi dạy, bằng sự nhiệt huyết và tuổi trẻ của mình, các thầy cô truyền đạt kiến thức tới học sinh rất say sưa. Và khi tối về, thầy cô giáo sẽ thấy cổ họng bắt đầu đau rát, và sáng hôm sau không nói thành lời. Đó là hiện tượng mất tiếng, nếu như vậy thì thầy cô phải xúc miệng nước muối sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ, đồng thời phải thường xuyên ngậm chanh muối.
– Bị ho, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản
Một phần của việc bị ho là do viêm họng nhưng tác nhân chính lại là bụi phấn. Bụi phấn tiếp xúc nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến phổi. Và nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản.
Khi bị viêm nhiễm lâu kéo dài dẫn tới sức đề kháng của cơ quan hô hấp giảm đi. Cuối cùng dẫn tới nguy cơ mắc lao phổi do các vi khuẩn lao tấn công cơ thể.
– Giãn tĩnh mạch chi dưới, bẹt bàn chân
Nguyên nhân của bệnh này là do đứng nhiều. Tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ chiếm 70% trên thế giới. Nguyên nhân tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ cao do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch. Vì thế, các cô giáo sẽ cảm nhận được bệnh này rõ ràng nhất.
– Đau mỏi vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh này thường gặp ở các thầy cô ngoài tuổi 35 trở đi đăc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân là do ngồi chấm bài, soạn bài giảng lâu.
Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhiều hơn trên các giáo viên tin học. Họ thường ngồi máy tính nhiều hơn các giáo viên khác.
Thời đại giáo dục công nghệ 4.0 được triển khai. Giáo viên ngày càng sử dụng máy tính nhiều hơn. Đây là một yếu tố gia tăng bệnh nghề nghiệp của giáo viên là đau mỏi vai gáy và thoái hóa đốt sống cổ.
Nhưng cũng nhờ công nghệ 4.0 phát triển mà bảng đen phấn trắng đã không còn phổ biến nữa. Thay vào đó là các phương tiện nghe nhìn trình chiếu hiện đại. Từ đó giúp giảm đi căn bệnh nghề nghiệp khác của giáo viên như: viêm mũi dị ứng, ho, lao phổi.
– Mắt bị khô và mờ nhanh
Nguyên nhân của căn bệnh này là do giáo viên phải chấm bài nhiều, đọc sách, soạn giáo án. Và nguyên nhân chiếm hơn 50% là do các thiết bị nghe nhìn như điện thoại, máy tính. Theo cách chuyên gia y tế thế giới, ánh sáng xanh của điện thoại có thể là nguyên nhân gây chết võng mạc và làm giảm thị lực của mắt.
Nếu nhận thấy mắt bị khô và có triệu chứng bị giảm thị lực. Hãy đi đến gặp bác sỹ ngay!
Theo phản hồi từ các thầy cô có nhiều năm đứng giảng cho hay. Những bệnh như trên hoàn toàn đúng.
Ngoài ra, với các giáo viên mầm non thì nặng hơn. Ngoài các bệnh nghề nghiệp của giáo viên kể trên, giáo viên mầm non còn hay bị nguy cơ lây bệnh hô hấp từ trẻ nhỏ. Rồi các bệnh dịch cúm, đau mắt đỏ, chân tay miệng. Hậu quả không chỉ các giáo viên mầm non mắc mà còn có thể lây sang con nhỏ của họ.
Không chỉ bệnh nghề nghiệp, mà giáo viên còn chịu thêm nhiều áp lực công việc, cơm áo gạo tiền mà vẫn phải giữ gìn hình ảnh đẹp từ nhân cách đến tâm hồn trong mắt học trò và phụ huynh. Giữ gìn lời ăn tiếng nói, đường ăn ý ở, không được buông thả. Và biết bao nhiêu tình huống trò “dở khóc dở cười” của lũ học trò tinh nghịch mà người ta hay gọi “Nhất Quỷ, Nhì Ma, Thứ Ba Học Trò“.
Đặc biệt là thời đại bùng nổ thông tin, mạng xã hội phát triển. Bất cứ cái gì cũng được đưa lên mạng xã hội. Mà để kiểm chứng xong, minh oan xong thì đã lan truyền chóng mặt khắp nơi những tin thất thiệt. Từ đó khiến cho nhiều giáo viên và học sinh rơi vào tình trạng “sửa được vạ, thì má sưng“. Đây là một nguyên nhân khiến nhiều giáo viên thường bị Stress.
Các biện pháp phòng tránh
Giọng nói là tài sản quý giá nhất đối với giáo viên cần được giữ gìn. Nó là công cụ để giáo viên truyền tải kiến thức tới học sinh. Thầy cô nên tìm hiểu về các mẹo dân gian ông cha ta truyền lại để bảo vệ giọng nói.
Bảo vệ giọng nói của giáo viên nói riêng và bệnh nghề nghiệp của giáo viên nói chung đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Đánh giá được tầm quan trọng đó, nhiều nhà sản xuất đã đưa ra những giải pháp giúp bảo vệ giữ gìn giọng nói giáo viên. Đó chính là sử dụng máy trợ giảng khi dạy học.
Máy trợ giảng được đánh giá là thiết bị giúp bảo vệ giọng nói giáo viên tốt nhất hiện nay. Thay vì phải nói to mới truyền tải được kiến thức tới tất cả học sinh trong lớp. Thì với máy trợ giảng sẽ giúp thầy cô làm việc đó. Thầy cô chỉ cần nói nhỏ còn khuếch đại âm thanh là do loa trợ giảng.
Để giảm bớt những lo lắng về bệnh nghề nghiệp của giáo viên cho các thầy cô tương lai. Ngay bây giờ, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng đứng lớp. Và phải ý thức được việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong môi trường sư phạm.
Chúc thầy cô có thật nhiều sức khỏe!
Có thể bạn quan tâm
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?
- Máy trợ giảng An Phát thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch 2024