Làm sao để sử dụng PIN máy trợ giảng cho đúng cách nhất?
Hầu như các máy trợ giảng hiện nay đều sử dụng PIN rời dòng PIN Lithium-Ion ngoại trừ máy trợ giảng T9 là sử dụng PIN liền. Dù được hướng dẫn cách sạc PIN máy trợ giảng để giữ cho tuổi thọ PIN được đảm bảo theo thời gian của nhà sản xuất nhưng những thói quen sử dụng của người tiêu dùng khiến cho PIN nhanh bị chai hỏng và cũng một phần chưa hiểu về dòng PIN Lithium – Ion. Bài viết này Máy trợ giảng An Phát sẽ chia sẻ với bạn Làm sao để sử dụng PIN máy trợ giảng Lithium-Ion cho đúng cách? để tăng thời lượng sử dụng hiệu quả cao nhất, từ đó không còn những cách sạc vô nghĩa như sạc liên tục trong thời gian dài nữa.
Cách sạc PIN Lithium-Ion, sử dụng pin Máy trợ giảng cho đúng?
Như đã nói ở bài chia sẻ trước về chỉ số Cycle Count, thời gian sử dụng của 1 quả pin không phải tính bằng số lần bạn cắm sạc cho Pin máy trợ giảng mà nó tính bẳng số lần quả pin xả hết 100% dung lượng mà nó có thể lưu trữ. Ngày xưa, khi mà các pin Nickel Cadmium (Ni-Cd), Ni-MH… còn sử dụng phổ biến thì chúng đều gặp phải 1 hiện tượng gọi là hiệu ứng nhớ (memory effect). Nói dễ hiểu, nếu pin còn 20% trước khi bạn sạc thì sau đi sạc đầy lên 100%, viên pin này cũng chỉ dùng được 80% dung lượng khi mới mua. Vì vậy, với loại pin Ni-MH ngày xưa người ta đều phải dùng cho cạn kiệt PIN trước khi sạc nếu không muốn nó bị chai sớm.
>> Xem lại bài viết tìm hiểu về Cycle Count là gì trong Pin máy trợ giảng để hiểu rõ hơn làm sao sử dụng PIN cho đúng
Từ khi Pin Lithium Ion hoặc Lithium Polymer ra đời đã được sử dụng ngay trong việc sử dụng năng lượng cho máy trợ giảng hoạt động và nó không còn gặp phải tình trạng hiệu ứng nhớ, dù bạn sạc nó ở bất cứ mức nào thì nó vẫn có thể xả hết 100% dung lượng khi được sạc đầy. Dung lượng này chỉ bị giảm đi khi đã đạt đến 1 mức cycle count giới hạn mà An Phát đã giải thích ở bài viết trước. Vậy nên, đối với các loại PIN thế hệ mới này thì hiệu ứng nhớ đã không còn đáng để quan tâm như trước nữa, điều này có nghĩa là bạn có thể sạc PIN máy trợ giảng bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, thói quen hủy hoại tuổi thọ nha nhất của loại PIN Lithium-Ion sử dụng trong máy trợ giảng đó là việc dùng cạn kiệt rồi mới bắt đầu sạc. Việc làm này tạo nên áp lực cho quả PIN cao hơn nhiều so với việc cắm sạc khi PIN còn nhiều dung lượng. Ví dụ dễ hiểu, nếu làm việc một ngày 20 tiếng bạn sẽ nhanh chóng kiệt sức chẳng mấy mà chết, nhưng làm việc 8-12 tiếng sẽ giữ cho cơ thể cân bằng với cuộc sống không mệt mỏi. PIN máy trợ giảng cũng tương tự, các kỹ thuật viên An Phát khuyên khách hàng khi PIN còn 20% hãy sạc PIN cho máy.
>> Bài viết hướng dẫn cách sạc PIN máy trợ giảng đúng cách tăng tuổi thọ PIn đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay
Một sai lầm khác rất phổ biến đó là người dùng không sử dụng PIN trong một thời gian dài, họ thường tháo PIN ra khỏi máy trợ giảng trong những tháng nghỉ hè không dạy. Đây là một việc làm hủy hoại tuổi thọ PIN khốc liệt không kém gì so với việc dùng PIN cạn kiệt. Ví dụ đơn gian, một người không tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ rất yếu ớt so với người tập thường xuyên và PIN cũng vật.
>> Vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng PIN một cách hợp lý, đừng có vắt kiệt PIN và cũng đừng có bảo vệ PIN quá
Hãy sử dụng PIN máy trợ giảng thường xuyên
Khi sử dụng máy trợ giảng không nên để nhiệt độ xung quanh PIN máy lên cao vì đây cũng là một nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của PIN. Đối với điện thoại thì nhiệt độ không quá quan trọng nhưng với máy trợ giảng nó làm một thảm họa. Những quả PIN của máy trợ giảng được giữ ở nhiệt độ trung bình thì tuổi thọ giảm khoảng 20% sau 1 năm sử dụng và tuổi thọ có thể tăng cao hơn nếu hoạt động ở nhiệt độ cao thường xuyên.
Mặt khác, tận dụng triệt để dung lượng của 1 quả PIN cũng góp phần giảm tuổi thọ PIN máy trợ giảng, việc nghe đài FM, nghe nhạc liên tục bằng PIN thì chỉ vài tiếng sẽ gây hại cho PIN nhiều hơn.
Tổng kết, để sử dụng 1 quả PIN máy trợ giảng có thời lượng lâu nhất thì chúng ta nền dùng nó thường xuyên nhưng không nên khai thác nó 100%. Và nhớ đừng bao giờ đưa PIN vào các điều kiện sử dụng khắc nghiệt như nhiệt độ cao. Hầu hết PIN máy trợ giảng được khuyến khích tuổi thọ trong 800 tiếng nếu như sạc PIN tuân theo hướng dẫn của người bán hàng và các hướng dẫn trong bài viết này thì bạn sẽ đạt được những con số như trên.
Có thể bạn quan tâm
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?
- Máy trợ giảng An Phát thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch 2024