5 lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy trợ giảng nên biết
Có lẽ máy trợ giảng không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nó được các thầy cô giáo viên, hướng dẫn viên hay MC sử dụng rất nhiều hiện nay. Bất cứ một loại máy móc nào cũng vậy, trong quá trình sử dụng đều sảy ra các lỗi phát sinh và máy trợ giảng bị lỗi cũng không phải là ngoại lệ. Vậy khi sử dụng máy trợ giảng có những lỗi thường gặp nào? Hãy xem 5 lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy trợ giảng mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây nhé.
Dưới đây là 5 lỗi thường gặp khi sử dụng máy trợ giảng và cách khắc phục:
1. Máy trợ giảng bị hú hoặc rít lên khi sử dụng
Trong quá trình sử dụng máy trợ giảng thường bị hú hoặc rít lên âm thanh phát ra không được to và rõ ràng khó nghe cho người sử dụng và người nghe. Lỗi này nguyên nhân chính gây ra là do sóng âm từ loa phát thẳng vào micro đang thu âm dẫn tới việc âm thanh bị khuyếch đại nhiều lần gây ra tình trạng bị hú trên.
2. Máy trợ giảng bị rè âm thanh khi sử dụng
Có 2 nguyên nhân khiến máy trợ giảng bị rè âm thanh không rõ khi sử dụng là:
Do Loa: Có thể loa của bạn hết bình, cách khắc phục là bạn chỉ cần cắm sạc vào và sử dụng lại bình thường. Vừa cắm sạc vừa sử dụng không có vấn đề gì.
Do Micro: Nếu không phải do loa sẽ là do Mirco trợ giảng của bạn hết Pin. Đơn giản bạn chỉ cần thay Pin, cách tốt nhất các bạn nên thủ sẵn 1,2 đôi pin trong cặp hoặc túi. Lỗi đơn giản này đôi khi khiến nhiều bạn nữ phải lung túng không biết sử lý.
3. Loa máy trợ giảng phát ra tiếng hơi thé giống nghẹt mũi
Về kỹ thuật thì máy trợ giảng cũng là một dạng loa nâng cao nên nó cũng có các thuộc tính thông thường núm chỉnh Bass, trept hoặc Low, Mid, High. Âm thanh phát ra nghe như tiếng nghẹt mũi đó là do Trept (tầng số cao) hơi yếu và dư Bass (tầng số thấp), và ngược lại là tiếng bị thé. Khắc phục bằng cách bạn cân chỉnh lại vừa đủ với giọng nói của mình hoặc xem lại hướng dẫn điều chỉnh theo tài liệu hướng dẫn sử dụng máy trợ giảng hoặc liên hệ với kỹ thuật của chúng tôi để được hỗ trợ.
Trường hợp nếu máy trợ giảng không phát nhạc thì bạn nên để Bass ở 11 giờ và trept ở 14 giờ là trung bình.
4. Lỗi máy trợ giảng không đọc được USB
Hầu hết các máy trợ giảng không dây thường được trang bị một cổng cắm USB để phát nhạc. Nếu trường hợp bạn cắm USB vào máy mà không nghe được nhạc thì có thể do dung lượng USB quá lớn máy trợ giảng không đọc được, loại USB 4G là tốt nhất bạn nên sử dụng cho máy trợ giảng.
Một trường hợp nữa là do file nhạc trong USB không đúng định dạng nên máy trợ giảng không hỗ trợ đọc, file máy trợ giảng hỗ trợ là định dạng .mp3. Các định dạng khác tùy thuộc loại máy.
5. Micro bắt song chập chờn không ổn định
Nguyên nhận này rất đơn giản, do micro hết Pin bạn chỉ cần cắm sạc vào để nạp Pin cho Micro. Sạc pin chỉ áp dụng đối với máy trợ giảng không dây còn có dây thì không cần sạc. Micro song bắt không tốt có thể do một nguyên nhân khác là bị triệt tiêu song do trùng với vùng song nào đó.
Trên đây là 5 lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy trợ giảng mà khách hàng nên biết và cách khắc phục. Nếu trong quá trình sử dụng máy trợ giảng Hàn Quốc, quý khách có gặp bất kỳ lỗi nào ngoài 5 lỗi trên mà không khắc phục được có thể mang máy qua An Phát để được bảo hành nếu máy mua tại công ty và còn thời hạn bảo hành. Cảm ơn quý khách luôn sử dụng và tin tưởng các sản phẩm của chúng tôi.
Đăng bởi: Mai Anh Tài
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn kết nối máy tính với loa trợ giảng miễn phí
- Lưu ý các rủi ro khi mua máy trợ giảng thanh lý trên mạng
- So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20, máy nào tốt?
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?