5 quan điểm sai lầm khi mua máy trợ giảng thường gặp
Chưa có kinh nghiệm đi mua máy trợ giảng cũng như chưa tìm hiểu kỹ. Các thầy cô sẽ nghĩ loa càng to càng tốt, giá càng rẻ càng tốt, không cần quan tâm uy tín thương hiệu,… Và rất nhiều quan điểm sai lầm khi mua máy trợ giảng thường gặp ở giáo viên. Bài viết này sẽ chỉ rõ những quan điểm sai lầm mà thầy cô giáo cần phải biết, tránh khi quyết định mua máy trợ giảng.
Lợi ích của máy trợ giảng đối với giáo viên là gì?
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng ngày càng lớn của máy trợ giảng đối với giáo viên. Những lợi ích nhìn thấy rõ ràng như:
– Khuếch đại âm thanh lớn giúp cho học sinh nghe rõ hơn. Đặc biệt là các phòng học lớn, đông học sinh như ngày nay.
– Giảm tiết độ âm thanh của giáo viên. Không cần phải nói to, nói cố mà chỉ như nói chuyện bình thường là học sinh đủ để nghe bài giảng
– Bảo vệ được thanh quản. Từ đó hạn chế các bệnh nghề nghiệp của giáo viên trong đó có viêm họng, khản tiếng.
– Thay thế cho loa máy tính. Có thể dùng để hỗ trợ cho giảng day như: phát âm thanh bài giảng từ máy tính, điện thoại ra loa
– Thư giãn bằng những bài nhạc MP3. Giúp cho loa của điện thoại, máy tính luôn tốt. Vì âm thanh được khuếch đại trên loa trợ giảng.
5 quan điểm sai lầm của giáo viên khi mua máy trợ giảng
1. Kích thước máy càng to tiếng càng to
Nếu như trước đây quan điểm máy càng to tiếng càng to thì màng loa càng bền. Nhưng đó là trước đây, còn ngày nay các nhà sản xuất chạy đua công nghệ. Họ luôn tìm cách cho ra đời những sản phẩm nhỏ gọn, nhẹ thì qua điểm máy to tiếng to không còn đúng.
Máy trợ giảng Unizone 8080 thiết kế nhỏ gọn công suất loa 36W dùng phòng dưới 150m2
Đi theo xu thế thời đại, giáo viên cũng không còn ưa chuộng những chiếc máy có kích thước to cồng kềnh. Mà thay vào đó là thích những máy có thiết kế nhỏ gọn. Bởi ngoài máy trợ giảng ra thì trong cặp thầy cô còn nhiều đồ khác như máy tính, giáo án, bút, sách,…
Với việc giảng dạy hiện nay, máy trợ giảng chỉ cần công suất Loa từ 10-20W là đủ. Còn với giáo viên có giọng nói yếu do chủ quan không dùng máy trợ giảng. Thì lúc đó thầy cô nên dùng sang máy có công suất 20-30W để đáp ứng.
2. Giá máy trợ giảng càng rẻ càng tốt
Rất rất nhiều thầy cô khi chat với An Phát trên Fanpage chỉ quan tâm tới giá rẻ. Cũng không thể không thông cảm, bởi nhiều giáo viên còn gặp khó khăn về tài chính. Nên việc mua một chiếc máy trợ giảng giá rẻ là phương án tiết kiệm ban đầu.
Xem thêm: Top 3 máy trợ giảng có dây giá rẻ tốt nhất của Hàn Quốc
Tuy nhiên, việc đó khiến cho giáo viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và thiệt hại sau này như: hỏng hóc, không có linh kiện thay thế sửa chữa, hú rít, sóng kém hoặc máy này bắt vào máy khác.
Các máy trợ giảng giá rẻ thường có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hoặc là hàng xưởng gia công. Vì thế nên rất khó hoặc không có linh kiện để thay thế. Một khi đã hỏng là chỉ vứt làm sắt vụn, độ rủi ro cao. Ngoài ra là tác nhân tạp âm, hú rít xử lý kém.
3. Míc cài ve áo dùng cho máy trợ giảng
Nhiều không kém thầy cô quan tâm giá rẻ là thầy cô quan tâm máy trợ giảng micro cài ve áo. Tất nhiên có micro cài ve áo sử dụng thì rất tiện lợi, thời trang. Tuy nhiên, nó không phù hợp với cho loa trợ giảng.
Vì sao có micro cài ve áo trợ giảng mà không dùng được cho máy trợ giảng. Bởi míc cài ve áo sản xuất chỉ dùng cho loa hội trường hoặc loa có công suất> 100W. Hoặc dùng kết hợp với hệ thống khuếch đại âm thanh.
Còn loa máy trợ giảng công suất lớn nhất hiện nay là 36W của máy Unizone 8080 cũng không dùng được míc cài áo. Thầy cô nên tránh mua những loại mic này đang quảng cáo nhiều trên mạng. Tránh mua về không dùng được lại mất tiền rồi bỏ không.
4. Tiếng càng to càng tốt
Đa số các máy trợ giảng Trung Quốc hiện nay có âm thanh khá to. Mặc dù kích thước của máy nhỏ. Tuy nhiên tiếng của máy to nhưng rất vang, độ rõ lại kém. Cái quan trọng nhất chính là khuếch đại âm thanh người dùng nghe phải rõ. Nhưng nhiều thầy cô chưa dùng bao giờ thì lại chỉ quan tâm âm thanh phải thật to, chứ độ rõ của tiếng lại chưa chú trọng.
Những vấn đề thường gặp phải về âm thanh của máy trợ giảng khi bật to như rú, rít, gây khó chịu cho người nghe và cả bản thân người nói. Vì thế, chúng tôi luôn lưu ý tới thầy cô rằng ngoài tiếng loa to thì cần phải chú ý về cả chấ lượng âm thanh.
Nếu chất lượng âm thanh kém, gây khó chịu cho học sinh, âm không rõ dù có khuếch đại to. Thì chất lượng của tiết học kém đi. Học sinh phản ánh thì rất không nên. Đừng biến việc sử dụng máy tốt cho bản thân lại hại công việc giảng dạy.
5. Không cần quan tâm thương hiệu lớn
Trên thị trường máy trợ giảng cho giáo viên hiện nay vô cùng phòng phú. Độ uy tín của thương hiệu tỷ lệ thuận với giá bán của máy. Rất nhiều thầy cô muốn mua máy trợ giảng giá rẻ càng rẻ càng tốt nên thường chấp nhận thương hiệu không có tên tuổi, xuất xứ rõ ràng. Hoặc chấp nhận mua sản phẩm giả nhái thương hiệu lớn.
Chính vì không quan tâm tới các thương hiệu máy trợ giảng uy tín mà thầy cô gặp phải rủi ro lớn trong quá trình sử dụng. Tới lúc đó, thầy cô mới thấy rõ tầm quan trọng của việc mua sản phẩm thương hiệu uy tín là thế nào.
Sản phẩm từ các thương hiệu uy tín sẽ được bảo hành, bảo trì và phụ kiện thay thế luôn sẵn có. Còn với sản phẩm giá rẻ không có tên tuổi xuất xứ lỗi khi sử dụng nhiều, không có được chính sách bảo hành bảo trì, không thể thay thế sửa chữa, hay linh kiện thay thế gần như không có.
Những thương hiệu máy trợ giảng nào chưa có đại lý ủy quyền tại Việt Nam. Thì chắc chắn các thương hiệu đó chưa có linh kiện có sẵn để thay thế. Chỉ khi có đại lý ủy quyền, thì tất cả linh kiện sửa chữa thay thế có sẵn, nhanh chóng nhất.
Giấy ủy quyền của hãng Unizone cấp cho An Phát
Hãy sử dụng những sản phẩm điện tử có thương hiệu uy tín nói chung. Và máy trợ giảng của thương hiệu uy tín như Unizone nói riêng.
Trên đây, Máy trợ giảng An Phát đã chỉ ra 5 quan điểm sai lầm mà thầy cô thường gặp phải khi mua máy trợ giảng. Hy vong, thầy cô sẽ chú ý hơn để lựa chọn cho mình một chiếc máy trợ giảng tốt. Chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe, an toàn vượt qua mùa dịch.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn kết nối máy tính với loa trợ giảng miễn phí
- Lưu ý các rủi ro khi mua máy trợ giảng thanh lý trên mạng
- So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20, máy nào tốt?
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?