2 cách kết nối máy trợ giảng với máy tính laptop
Nếu đang dùng máy trợ giảng hỗ trợ dạy học thì bạn không thể bỏ qua một công dụng khác. Đó là sử dụng thân loa như một chiếc loa ngoài để phát âm thanh thay thế cho những chiếc loa ngoài hàng ngày. Vậy làm sao để sử dụng nó như loa ngoài. Hãy xem ngay 2 cách kết nối máy trợ giảng với máy tính laptop qua hướng dẫn dưới đây nhé!
Máy trợ giảng vừa dùng để khuếch đại âm thanh bảo vệ giọng khi dạy học. Đồng thời, bạn có thể dùng nó như một chiếc loa di động thay thế cho loa ngoài máy tính hàng ngày vẫn xách đi. Chỉ với thao tác kết nối đơn giản dưới đây là bạn có thể tận dụng song song nhiều chức năng của bộ máy trợ giảng rồi.
2 cách kết nối máy trợ giảng với máy tính laptop
– Kết nối loa trợ giảng với máy tính laptop qua rắc 2 đầu 3.5:
+ Đối với loa có dây: 1 đầu dây cắm cổng line in trên loa, 1 đầu dây cắm cổng cắm micro trên máy tính laptop(cổng màu đen hoặc cổng có biểu tương tai nghe)
+ Đối với loa trợ giảng không dây: Cũng cắm tương tự như loa có dây. 1 đầu rắc 3.5 cắm cổng line trên loa trợ giảng, 1 đầu cắm cổng có icon micro trên máy tính laptop.
Ưu và nhược điểm cách kết nối này:
* Ưu điểm: Dễ kết nối, nhanh chóng, ai cũng làm được
* Nhược điểm: Dây dợ có thể vướng, một số bộ máy thì không có sẵn dây mà phải mua thêm
– Kết nối máy trợ giảng với máy tính qua Bluetooth
Cách này yêu cầu máy tính phải có Bluetooth và máy trợ giảng không dây có Bluetooth. Nếu máy tính và loa đều không có Bluetooth thì áp dụng kết nối theo cách dùng rắc 3.5 ở trên.
Kiểm tra xem máy tính đã có Bluetooth chưa? Xem cách kiểm tra và nếu chưa có thì có thể tự cài nhé. Xem bài viết này: Cách cài bluetooth cho laptop DELL chuẩn 100% từ hãng
Các bước thực hiện như sau:
+ Bật tính năng Bluetooth trên máy trợ giảng lên
+ Mở trình kết nối Bluetooth trên máy tính laptop
+ Tìm kiếm thiết bị có tên giống tên loa trợ giảng
+ Thực hiện ghép đôi 2 thiết bị và sử dụng
Xem thêm: Cách kết nối Bluetooth laptop win 8, win 10 với loa Bluetooth
Ưu và nhược điểm cách 2:
* Ưu điểm: Nhìn hiện đại, không dây dợ, kết nối 1 lần lần sau chỉ cần bật Bluetooth trên loa trợ giảng là tự động bắt
* Nhược điểm: Thao tác phức tạp nhất là với các cô giáo, yêu cầu loa phải có Bluetooth, laptop cũng vậy.
Tham khảo một số máy trợ giảng có Bluetooth, chất lượng âm thanh tốt khi phát âm thanh từ điện thoại, laptop như: T20 UHF, Aker MR2500, Aporo T21 UHF, Unizone U2, UZ-8080.
Những chiếc máy trợ giảng ngày càng phổ biến quen thuộc trong trường học, trở thành công cụ không thể thiếu của giáo viên. Nếu tận dụng tốt thêm việc dùng nó như chiếc loa ngoài giúp tiết kiệm mua sắm loa di động. Đồng thời cũng nâng cao hiệu quả giảng dạy cho giáo viên.
Với 2 cách kết nối máy trợ giảng với máy tính hướng dẫn ở trên. Thì cách kết nối bằng rắc 3.5 là dễ dàng nhất, thầy cô nào cũng có thể làm được. Cách thứ 2 hơi mất thời gian và yêu cầu thầy cô có kiến thức kỹ thuật chút về phần mềm và xử lý thao tác.
Thấy cách kết nối nào đơn giản, dễ thực hiện hoặc thuận tiện cho mình thì thầy cô áp dung theo nhé. Từ nay, cũng không cần phải lách cách xách thêm đôi loa ngoài đi nữa rồi.
Trên đây, Máy trợ giảng An Phát đã hướng dẫn các thầy cô 2 cách để kết nối máy trợ giảng với máy tính laptop. Hy vọng sẽ hữu ích cho thầy cô đã và đang sử dụng loa trợ giảng. Nếu gặp khó khăn gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Hotline: 0968 025 810.
Lưu ý: Các website đạo nội dung ý tưởng từ An Phát như TV vui lòng ghi rõ nguồn tham khảo!
Có thể bạn quan tâm
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?
- Máy trợ giảng An Phát thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch 2024