Kinh nghiệm chọn mua Micro tốt nhất cho máy trợ giảng
Thị trường máy trợ giảng đa dạng từ máy trợ giảng không dây cho tới máy trợ giảng có dây đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Cũng từ đó mà cũng ra đời nhiều sản phẩm Micro trợ giảng khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng, thay thế khi cần thiết với giá thành phù hợp.
Thông thường khi mua máy trợ giảng, bộ sản phẩm đều có micro đi kèm theo máy từ nhà sản xuất, có dòng máy sẽ là 1 loại micro có dây đeo qua đầu hoặc dòng máy cao cấp thì có 2 micro gồm micro có dây và micro trợ giảng không dây như máy Unizone 9580 F3, người dùng có thể tùy thích sử dụng trong các trường hợp sao cho thích hợp.
Micro là phụ kiện đi kèm với máy trợ giảng nhưng nếu thiếu nó thì máy trợ giảng không phát huy được tác dụng là một thiết bị trợ giảng nữa. Micro đảm nhiệm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đó là thu âm từ người nó trong buổi dạy, thuyết trình, hội nghị, sinh hoạt, giới thiệu sau đó thực hiện truyền tín hiệu âm thanh tới máy xử lý tiếp các công đoạn tiếp theo.
Để có thể lựa chọn được một chiếc Micro chất lượng, giá cả phù hợp, tương thích với máy trợ giảng đang sử dụng, trong bài viết này Máy trợ giảng An Phát sẽ chia sẻ với quý khách cách chọn mua micro trợ giảng chi tiết nhất:
Để mua được micro trợ giảng phù hợp cần chú ý tới các yêu cầu quan trọng sau:
Mục đích sử dụng
Cần xác định mục đích sử dụng là sử dụng Micro cho máy trợ giảng không dây hay máy trợ giảng có dây? Bạn không thể mua micro có dây mà sử dụng cho máy trợ giảng không dây được. Micro trợ giảng cần mua sử dụng tương thích loại máy trợ giảng nào? Bạn không thể mua Micro không dây của T9 UHF để sử dụng cho máy trợ giảng Unizone 9580 F3 được.
Test kiểm tra Micro?
– Đầu tiên để yên tâm nhất bạn hãy tìm một địa chỉ chuyên về máy trợ giảng thiết bị trợ giảng, tốt nhất là tìm đại lý vì giá đại lý bao giờ cũng rẻ hơn giá cửa hàng và đảm bảo về chất lượng thiết bị được phân phối trực tiếp từ hãng sản xuất. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng, hoặc hỏi người thân bạn bè để được giới thiệu tới đại lý tốt nhất.
– Cách test thì bạn thử cắm Micro đối với máy có dây vào máy và nói thử xem có bắt micro hay không? m thanh có ổn định và chuẩn hay không, thực hiện thao tác này hai ba lần khi cảm thấy oke thì thôi.
– Trong quá trình tets hãy chú ý nghe rõ âm thanh phát ra từ máy thu vào từ Micro trợ giảng có đảm bảo hay không, có dính tạp âm hay không, sau đó đối với Micro không dây thì tets thử độ nhậy khoảng cách kết nối với máy là bao xa. Vừa đi vừa nói để tets thử tín hiệu tối đa là bao nhiêu, âm thanh có rõ không có bị rè hay không? Nếu sảy ra tình trạng rè hú cần hỏi ngay cách khắc phục và nguyên nhân, thử với Micro khác tương tự các bước như trên.
– Đối với Micro trợ giảng đeo qua đầu cần xem đeo có vừa đầu hay không, có lỏng hay khó chịu hay đau khi đeo một lúc hay không để chọn Micro vừa vặn mang cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng.
Cách đeo micro đeo tai không dây, hãy để cho người bán hàng hướng dẫn bạn cách đeo và đeo thử xem có đúng không?
Một số Micro đeo qua đầu tiêu biểu
Micro không dây T9 UHF
Sản phẩm Micro không dây T9 UHF là Micro đi kèm của máy T9 UHF thế hệ mới 2016, nếu không máy Micro bị hỏng mà vẫn trong thời gian bảo hành quý khách nên mang tới đại lý để được đổi mới hoặc sửa chữa. Không nên mua máy ở chợ trời, cửa hàng vì sẽ không được đổi mới khi Micro không dây bị hỏng.
Micro không dây 9580 F3
Micro không dây của máy trợ giảng 9580 F3 là Micro đi theo máy thường không có bán lẻ kèm theo, chính vì vậy quý khách cần chú ý khi tìm mua nên mua tại các đại lý vì đại lý mới có đủ các phụ kiện đi kèm.
Bộ Micro không dây khếch tần – Liên hệ giá tốt: 0968 025 810
Có thể bạn quan tâm
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?
- Máy trợ giảng An Phát thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch 2024