Lý do máy trợ giảng không lên nguồn và cách xử lý
Vào một ngày tự dựng máy trợ giảng không lên nguồn, bạn cố gắng bật nhiều lần nhưng vẫn không nên nguồn. Có rất nhiều lý do máy trợ giảng của bạn không lên nguồn. Và sau đây là cách xử lý sự cố máy trợ giảng không lên nguồn nếu có một ngày bạn gặp phải.
Máy trợ giảng không lên nguồn có thể do hết PIN, do PIN bị kiệt sạc không lên, chân sạc trên máy hỏng, đứt dây, dây sạc hỏng, chân căm dây sạc hỏng, củ sạc hỏng,…. Vậy làm sao để kiểm tra và xử lý?
– Hết PIN: Lý do bạn dùng hết PIN không để ý cảnh báo, hoặc do để lâu PIN bị yếu. Bạn có thể cắm sạc lại, nếu trên máy báo PIN đang sạc thì bạn chờ 10-20p sau đó bật lại máy.
Nếu như có báo PIN đang sạc nhưng bật không lên. Có thể do công tắc, núm bật tắt nguồn có vấn đề. Bạn cần gửi máy địa chỉ bán hàng để sửa chữa, bảo hành.
– PIN trai, không tích PIN. Nếu bạn thấy thời gian sử dụng PIN giảm xuống 1-2 tiếng so với khi mua mới là 8-10 tiếng. Và dần dần xuống chỉ dùng được 20-30p, đó là biểu hiện PIN trai.
Vậy thì rất đơn giản, bạn xem loa trợ giảng đó dùng PIN rời hay PIN liên. Nếu rời thì đặt PIN mới về thay. PIN liên thì gửi tới nơi bán để bảo hành, sửa chữa thay PIN.
– Công tắc nguồn liệt, hỏng: Đây cũng là lý do khiến cho bạn bật nguồn máy trợ giảng không lên. Cách xủ lý là liên hệ với bên bán hàng và gửi đi sửa chữa.
– Chân sạc: Có thể do chân cắm ở dây sạc hoặc do chân để cắm sạc ở trên máy hỏng, hoặc đứt dây nối tiếp điện tới PIN. Bạn có thể mượn các thầy cô khác dây sạc máy tương tự để kiểm tra.
Nếu do dây thì đặt mua dây sạc mới, nếu do chân cắm trên máy thì cần phải gửi máy đi để kiểm tra sửa chữa.
– Củ sạc: Củ sạc bị hỏng, bị cháy cũng thường xuyên gặp phải khi sử dụng máy trợ giảng. Thầy cô có thể mượn củ sạc máy khác tương tự để kiểm tra.
Lưu ý dùng đúng củ sạc của máy đó để cắm, kiểm tra số V đầu vào phải giống nhau để tránh trược hợp nguồn điện đầu vào quá lớn có thể gây cháy nổ rấ nguy hiểm.
– Kiệt PIN: Tình trạng này thường xuyên sảy ra, do khi dùng không chú ý để PIN bị hết, sau đó lại bật lên. Hoặc do nghỉ hè, nghỉ dịch mà để lâu khiến PIN bị kiệt không lên được. Trường hợp này dù bạn có cắm sạc cũng không lên, phải kích PIN thì mới có thể sạc lại.
Việc máy trợ giảng không lên nguồn gây ra khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe; công việc giảng dạy của giáo viên. Vậy nên, khi sử dụng loa trợ giảng thầy cô tránh để máy gặp phải những trường hợp như kiệt PIN, trai PIN, rơi máy, va đập mạnh.
Nên hỏi sự tư vấn của nơi bán hàng để biết cách bảo quản máy khi không sử dụng, nghỉ hè, nghỉ dịch. Kiểm tra máy trước khi chuẩn bị đi dạy trong năm học mới.
Trên đây là những lý do khiến cho máy trợ giảng không lên nguồn. Đồng thời bạn sẽ biết được những nguyên nhân cơ bản, cách xử lý tại chỗ và hướng giải quyết trong các sự cố khó xử lý. Máy trợ giảng An Phát chúc thầy cô luôn có một sức khỏe, giọng nói tốt để dạy học tốt; ươm mầm tài năng cho đất nước chúng ta.
Lưu ý: Các website đạo nội dung ý tưởng từ An Phát như TV vui lòng ghi rõ nguồn tham khảo!
Có thể bạn quan tâm
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?
- Máy trợ giảng An Phát thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch 2024