Năm đầu tiên đi dạy giáo viên cần biết trước 10 điều này
Đứng lớp dạy năm đầu tiên là một trải nghiệp đặc biệt với bất kỳ giáo viên nào cũng từng trải qua. Nếu biết được trước 10 điều này, giáo viên sẽ không phải lo lắng năm đầu tiên đi dạy. Cũng như không phải hối hận sau 1 năm đầu tiên đi dạy đã qua.
Dù đã trải qua kỳ thực tập, nhưng như vậy còn chưa đủ. Bởi sự non nớt về kinh nghiệm, nhưng muốn khẳng định và đốt cháy giai đoạn, muốn thể hiện sự nhiệt huyết và tuổi trẻ của mình. Nhưng bạn sẽ nhận lại những kết quả trớ trêu sau khi nhìn lại toàn bộ 1 năm đầu tiên đi dạy của mình.
Từ tình yêu thương, khát khao đứng lớp, khát khao truyền đạt kiến thức, thể hiện nhiệt huyết và tuổi trẻ của mình. Bạn sẽ thấy mình thật vất vả, công việc nào cũng muốn đạt kết quả tốt, được đồng nghiệp đánh giá cao, được học sinh yêu quý và kết quả thì lại ngược lại.
Những kết quả đã đi ngược lại với sự cố gắng của bạn. Lúc nào bạn cũng thấy căng thẳng, mệt mỏi, và điều tồi tệ nhất chính là học sinh dường như ghét bạn hơn. Và sau đây là 10 điều nếu bạn biết trước thì năm đầu tiên đi dạy sẽ không còn lo sợ áp lực gì nữa.
1. Chọn công việc ưu tiên
Trong con người có 2 vòng tròn, vòng tròn ảnh hưởng và bận tâm. Vòng tròn ảnh hưởng là những gì con người có thể làm, có thể tạo nên sự thay đổi hoặc tạo ra ảnh hưởng. Vòng tròn bận tâm là những gì mà ta suy nghĩ, lo lắng, quan tâm mà không thể tạo ra kết quả, nó chỉ làm cho ta thêm mệt mỏi. Vì thế, hãy nhớ rằng bạn không thể làm tất cả, Bạn không phải là Chúa – bạn không phải đấng tối cao cứu tất cả mọi người. Bạn không thể lập tức có thể thay đổi thế giới,.. Từ đó hãy bắt đầu bằng công việc thực tế mà bạn có thể làm được, sau đó chọn công việc ưu tiên và thực hiện nó.
2. Hãy tìm một Mentor (người hướng dẫn)
Hãy tìm một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm hướng dẫn, chỉ bảo bạn. Đừng ngại và suy nghĩ mình yếu kém hãy mạnh dạn tìm người hướng dẫn. Người hướng dẫn không chỉ giúp bạn kinh nghiệm giảng dạy mà còn chia sẻ thêm cho bạn những vấn đề về quản lý lớp học, giao tiếp với học sinh, phụ huynh. Hãy tìm một Mentor mà bạn thấy tin tưởng nhé, việc này sẽ giúp bạn vững vàng hơn rất nhiều.
3. Học sinh nhớ nội dung thì khó nhưng cảm xúc của bạn mang lại trong lớp học chúng sẽ không quên
Việc tốt quên nhanh việc xấu nhớ lâu.Bạn luôn cố gắng truyền tải nội dung kiến thức cho học sinh, vì bạn nghĩ nội dung bài học là thứ quan trọng không thể cắt bỏ. Dù bạn có cố gắng bằng mọi cách để dạy hết bài, hết nội dung. Nhưng sự thật thì học sinh chẳng thể nào nhớ hết những gì bạn đang cố dạy chúng, mà chúng lại nhớ rất nhanh những ấn tượng bạn tạo ra, hay cảm xúc mà bạn mang đến trong tiết học.
4. Tạo dựng quan hệ với các bộ phận khác
Trong trường học có hai loại quyền lực là cứng và mềm. Đôi khi một nhân viên văn phòng lại có khá nhiều quyền lực khiến bạn bất ngờ. Ở đây không phải là lợi dụng họ. Mà bạn hãy tạo dựng một mối quan hệ tốt với họ, vi dụ như anh bảo vệ, chị thủ thư, nhân viên văn phòng, có nhiều trường hợp họ sẽ giúp bạn được rất nhiều đó.
5. Đừng làm việc vất vả, hãy làm việc hiệu quả
Giáo viên năm đầu đi dạy thường bị trói buộc bởi các công việc đến 7-8h tối mới rời trường về nhà. Ngay cả khi về đến nhà vẫn còn bị ám ảnh với những công việc chưa làm xong, và lại quay trở lại với công việc rồi gục ngủ trên bàn. Ngày hôm sau lại tiếp diễn, nhiều ngày cứ như vậy trôi qua. Công việc không bao giờ giải quyết triệt để khiến cho người luôn mệt mỏi uể oải. Vậy nên bạn cần làm việc hiệu quả, gạt những việc không đâu sang một bên.
Xem ngay những bệnh nghề nghiệp của giáo viên sẽ gặp phải trong sự nghiệp đứng lớp
6. Thay đổi hành vi học sinh là một quá trình
Với tình yêu, khát khao, nhiệt huyết tuổi trẻ bạn nghĩ mình có thể cảm hóa được học sinh, thay đổi hành vi của chúng. Đó là một điều bất kỳ giáo viên nào đều ước mơ. Nhưng bạn hãy nhớ, bạn không thể thay đổi thói quen, hành vi của học sinh chỉ qua vài buổi dạy, hay một vài lời khuyên mà cần một quá trình dãy. Hãy kiên nhẫn với quá trình đó.
7. Đừng bị cuốn vào quá nhiều công việc khác
Giáo viên năm đầu thường được phân công trực trưa, đưa đón học sinh, công tác đoàn đội,… và rất nhiều công việc đâu đâu. Hãy tỉnh táo, vì sức lựa của bạn chỉ có hạn. Đừng nhận quá nhiều, ôm quá nhiều công việc vào mình để rồi kiệt sức và không công việc nào hoàn thành hiệu quả.
8. Hỗ trợ đồng nghiệp khác
Tuổi trẻ luôn muốn thể hiện, khẳng định bản thân và dễ sinh tính tự cao, nhưng cũng sợ có người sẽ cạnh tranh. Vậy nên thay thì thể hiện bản thân hãy tạo dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp, chia sẻ những ý tưởng hay phương pháp giảng dạy hiệu quả và hợp tác cùng đồng nghiệp để dạy hiệu quả.
Có câu muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau.
9. Luôn có phương án dự phòng
Làm bất cứ một ngành nghề gì cũng vậy, luôn phải có phương án dự phòng. Ví dụ bạn là giáo viên trẻ năm đầu đứng lớp, bỗng nhiên có người tới dự giờ, bạn đã có phương án nào để xử lý chưa. Hay giáo viên khác đề nghị dạy thay. Hay khi dẫn học sinh đi ngoại khóa,…Vậy nên, bạn luôn phải có những phương án dự phòng trong mọi tình huống, và đảm bảo tinh thần tự tin mình sẽ làm tốt.
10. Biết chấp nhận thất bại
Những gì bạn học được trên giảng đường sư phạm nó khác rất nhiều so với thực tế giảng dạy. Vì vậy, khi đi giảng dạy, bạn hãy chuẩn bị mọi thứ thật tốt, trong đó bao gồm cả việc chấp nhận thất bại, đừng gục ngã, hay coi đó là cái giá cho sự trưởng thành kinh nghiệm.
Trên đây là 10 điều chia sẻ tới các giáo viên đồng nghiệp, hy vọng nó sẽ giúp ích cho giáo viên chuẩn bị bước vào năm đầu tiên giảng dạy. Chúc các thầy cô giáo viên hoàn thành nhiệm vụ thật tốt trong năm học đầu tiên đứng lớp.
Một thiết bị sẽ giúp thầy cô rất nhiều trong công việc giảng dạy, không chỉ giáo viên năm đầu mà cả những giáo viên dạy lâu lắm. Đó là máy trợ giảng – nó giúp khuếch đại âm thanh to hơn, bảo vệ giọng nói giáo viên đồng thời giúp học sinh lắng nghe bài rõ hơn. Thầy cô quan tâm cần tư vấn hãy chat hoặc gọi điện cho chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm
- So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20, máy nào tốt?
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?