Máy trợ giảng không nói được và cách xử lý các bệnh
Gọi chung là máy trợ giảng mắc bệnh không nói được không sử dụng được. Còn lỗi như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn. Sau đó là cách giải quyết có thể là tại chỗ hoặc phải qua thợ. Các thầy cô nếu gặp phải sự cố gì khi sử dụng máy trợ giảng hãy xem các lỗi dưới đây để có cách xử lý nhé!
Danh sách các lỗi sẽ gặp khi sử dụng máy trợ giảng
– Micro bị mất kết nối với loa
– Loa có dây kêu loẹt xoẹt
– Loa bị dè khi nói
– Loa sạc không báo đèn
– Loa sạc không vào PIN
– Micro nhanh hết PIN
– Loa nhanh hết PIN
– Micro bật không lên
– Micro liệt phím, gẫy công tắc
– Micro bị bung vỏ, gẫy gọng
– Loa bật không lên
– Loa đang nói bị chuyển chế độ
….
Cách xử lý các lỗi trên máy trợ giảng
– Micro bị mất kết nối với loa: Với lỗi này do bấm nhầm nút ngắt kết nối hoặc micro bị kiệt PIN nên ngắt kết nối. Với trường hợp này hãy kết nối lại hoặc gọi cho An Phát để được hướng dẫn kết nối lại.
>>Ví dụ: Cách khắc phục Micro không bắt Loa máy trợ giảng T20 UHF
Nếu làm theo hướng dẫn không được có thể do bộ bắt sóng trong Micro và loa trợ giảng gặp vấn đề. Cần gửi cả micro và máy tới công ty An Phát để kỹ thuật kiểm tra xử lý bảo hành hoặc sửa chữa.
– Loa có dây kêu loẹt xoẹt khi nói: Đây là điểm chung của dòng máy có dây vì chân cắm micro vào máy thường xuyên. Rút ra rồi cắm vào, di chuyển cũng làm xoay chân tiếp xúc giữa micro và loa. Sau một thời gian làm chân tiếp xúc bị mòn dẫn tới tiếng kêu loẹt xoẹt. Cách xử lý là mua micro có dây thay thế. Nếu vẫn bị thì phải thay chân cắm micro ở trên loa.
– Loa bị dè khi nói: Lên chợ trời tìm mua củ loa khác về thay thế hoặc gửi máy lên An Phát để được thay loa mới. Gửi tới An Phát sẽ được thay bằng loa chính hãng đúng với loa trợ giảng.
– Loa sạc không báo đèn: Kiểm tra lại dây sạc, ổ cắm trước nếu không vấn đề thì bộ đen báo trên loa có lỗi. Gửi máy tới An Phát để được sửa chữa bảo hành.
– Loa sạc không vào PIN: Kiểm tra dây sạc, ổ cắm. Mượn dây sạc thầy cô khác để kiểm tra. Nếu dây sạc hỏng thì mua dây sạc mới. Nếu không phải do dây sạc sẽ do chân sạc trên máy hoặc do PIN trong máy. Thầy cô gửi máy tới công ty để được sửa chữa bảo hành.
– Micro nhanh hết PIN + Loa nhanh hết PIN: Do PIN đã bị trai. Thầy cô xem máy trợ giảng mình đang sử dụng là model nào thì liên hệ để thay thế PIN. Cần gửi máy và micro lên công ty An Phát để thay PIN. Thiết bị nào nhanh bị hết PIN thì gửi thiết bị đó.
Xem thêm: Hướng dẫn Sạc PIN Máy trợ giảng đúng cách để tăng tuổi thọ pin
Đối với các dòng máy trợ giảng của Trung Quốc thường là PIN liền nên phải gửi lên công ty. Còn với loa của Hàn Quốc như Unizone thì đặt mua PIN rời cho loa về lắp vào là được.Riêng micro các loại máy thì phải gửi lên để thay chứ không có PIN micro rời.
– Micro bật không lên: Cắm sạc kiểm tra xem có bóng báo không, còn điện hay không. Sau đó liên hệ tới công ty báo về sự cố sau đó gửi micro lên để được kiểm tra xử lý.
– Micro bị liệt phím, gẫy công tắc: Cần gửi micro lên công ty để nhân viên kỹ thuật sửa chữa bảo hành.
– Micro bị bung vỏ, gẫy gọng: Sự cố này có thể cố định tạm thời bằng keo 502 + băng dính đen. Vào ngày ít sử dụng thì thầy cô gửi lên công ty để thay vỏ mới, gắn lại gọng mic.
– Loa bật không nên: Nếu như cắm sạc và bóng báo bình thường như bật không nên. Thầy cô hãy gửi loa về địa chỉ công ty để được sửa chữa, bảo hành. Nhớ ghi rõ lỗi gửi kèm theo.
– Loa đang nói bị chuyển chế độ: Lỗi này gây khó chịu cho người sử dụng. Do mạch điều khiển bên trong có vấn đề hoặc tiếp xúc bị ảnh hưởng. Thầy cô gửi máy tới An Phát để được xử lý.
Lưu ý: Khi mua máy trợ giảng về sử dụng. Thầy cô cần ghi nhớ và tuân thủ theo các hướng dẫn của người bán để máy sử dụng ổn định lâu dài.
Trường hợp gặp phải các sự cố sau 1 thời gian sử dụng. Nguyên nhân có thể trực tiếp hay gián tiếp nếu phải gửi lên công ty để sửa chữa bảo hành. Vui lòng ghi rõ thông tin về lỗi gặp phải để được xử lý nhanh nhất.
Các bộ máy trợ giảng trong thời gian còn bảo hành sẽ được sửa chữa thay thế miễn phí. Các máy đã hết bảo hành sẽ sửa chữa dịch vụ giá tốt cho giáo viên là khách hàng của công ty. Với máy mua tại công ty khách sẽ có giá dịch vụ sửa chữa khác.
Tổng kết:
Trên đây, Máy trợ giảng An Phát đã liệt kê những lỗi phổ biến thường gặp khi thầy cô sử dụng máy trợ giảng. Và các cách xử lý tại chỗ cũng như cần phải gửi lên công ty để bảo hành sửa chữa. Trước bất kỳ sự cố nào gặp phải, người dùng hãy kiểm tra lại trước, sau đó liên hệ tới bên bán hàng để được hỗ trợ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với thầy cô.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn kết nối máy tính với loa trợ giảng miễn phí
- Lưu ý các rủi ro khi mua máy trợ giảng thanh lý trên mạng
- So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20, máy nào tốt?
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?