Nguyên nhân máy trợ giảng không đọc được USB
Không còn xa lạ gì với những chiếc máy trợ giảng được thầy cô giáo sử dụng trên giảng đường, hướng dẫn viên du lịch, hay các MC, diễn giả thuyết trình. Nó đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc khuếch đại tần số âm thanh, bảo vệ giọng nói người sử dụng phải nói nhiều trong nhiều giờ liên tục. Một số máy đơn giản thì chỉ có chức năng trợ giảng, nhưng một số máy trợ giảng hiện đại sẽ có thêm giải trí nghe nhạc, ghi âm.
Một trong những tiện ích của máy trợ giảng hiện đại đó là đọc USB, nhưng vì một nguyên nhân lý do nào đó mà máy trợ giảng không đọc được USB nữa như khi mới mua về. Vậy có những máy trợ giảng nào đọc được USB và nguyên nhân máy trợ giảng không đọc được USB là gì?
Máy trợ giảng nào đọc được USB?
Máy trợ giảng Unizone 9580 F3
Máy trợ giảng Unizone 9288
Máy trợ giảng See Me Here T200
Máy trợ giảng T9 FM
…
Nguyên nhân máy trợ giảng không đọc được USB?
Sau đây là những nguyên nhân vì sao máy trợ giảng không đọc được USB mà Máy trợ giảng An Phát xin được tổng kết lại:
USB không có file
Nếu trong USB là USB trống hoặc USB mới không có file thì máy trợ giảng không đọc được USB là chuyện đương nhiên vì nó không có gì để đọc.
USB có file không đúng định dạng
Hầu như các máy trợ giảng hiện đại hiện nay chỉ có thể đọc USB chứa file nhạc, audio định dạng .mp3. Các file như MP4 hay AVI thì không thể đọc được.
USB chưa Virus
Một trong những nguyên nhân khiến cho máy trợ giảng không đọc được USB là file mặc dù có trong USB nhưng máy không đọc được vì dính Virus. Virus cắn file khiến file âm thanh, audio hay bài giảng ghi âm bị lỗi nên không thể phát được.
Xem thêm: Khôi phục tập tin bài giảng từ thẻ nhớ SD, USB nhiễm Virus
USB bị lỗi
Vì một lý do hay nguyên nhân nào đó mà USB bị lỗi dẫn đén việc máy trợ giảng không thể đọc được file. Dù cắm USB vào máy tính nhưng máy tính cũng không nhận thì lúc đó có thể chắc chắn USB của bạn đã bị lỗi bị hỏng và việc tiếp theo là thay mua USB mới.
Các nguyên nhân dẫn tới USB bị lỗi có thể do: Nước vào, chập điện, mạch lỗi, bị cháy
Chân cắm USB của máy trợ giảng hỏng
Nguyên nhân cuối cùng mà máy trợ giảng không đọc được USB dù USB không bị làm sao, cắm vào máy khác vẫn hoạt động bình thường chính là lúc bạn phải kiểm tra lại chân cắm USB trên máy trợ giảng của mình.
Có thể do lỏng chân cắm do đánh rơi máy hoặc cắm USB vào máy mà lắc mạnh kéo ra mạnh theo thời gian khiến cho chân cắm không còn chắc chắn bị đứt mạch dẫn tới không thể kết nối được với USB như trước nữa. Bạn nên đem máy đến nơi bán để được hỗ trợ sửa chữa nếu còn trong thời gian bảo hành.
Xem thêm: Các nguyên nhân máy tính không thể định dạng được USB
Trên đây, đại lý Máy trợ giảng An Phát đã tổng hợp lại 5 nguyên nhân máy trợ giảng không đọc được USB. Nếu quý khách đang gặp sự cố này, hãy kiểm tra xem máy mình rơi vào trường hợp nào để kịp thời xử lý.
Có thể bạn quan tâm
- Lưu ý các rủi ro khi mua máy trợ giảng thanh lý trên mạng
- So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20, máy nào tốt?
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024