Giải pháp giảm đau đầu khi đeo micro trợ giảng dạy nhiều giờ
Đeo micro trợ giảng nhiều giờ dạy học khiến không ít thầy cô thấy đau đầu, đau thái dương. Vậy có giải pháp gì để giáo viên đeo micro trợ giảng trên đầu mà không đau mỏi không? Bài viết này sẽ tư vấn thầy cô cách đeo micro trợ giảng. Và giải pháp giảm đau đầu khi đeo micro trợ giảng nhiều giờ không đau mỏi cho giáo viên.
Nhiều giáo viên đã tìm giải pháp để cải thiện tình trạng đau đầu khi đeo micro lâu nhiều giờ. Một trong số đó có thể là giải pháp tạm thời nhưng không phải lâu dài.
Mà nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu, đau thái dương là do thiết kế micro đeo qua đầu. Để đảm bảo micro cố định trên đầu, không bị rơi, lỏng lẻo, cố định đầu micro sát miệng kể cả khi di chuyển vẫn ổn định. Thì trên đầu gọng micro sẽ có miếng đệm, gọng bó sát vào phần thái dương. Vì thế nó gây nên cảm giác đau đau khi đeo nhiều giờ.
Cách đeo giải pháp tạm thời khi đeo hàng giờ đau đầu như chuyển mic xuống cầm tay. Một cách khác đó là cho micro xuống cổ đeo ngược micro lên. Tuy nhiên cách đeo ngược này không cố định chắc chắn, vẫn phải cần tay giữ khi di chuyển. Còn ngồi 1 chỗ thì đây là giải pháp hữu hiệu. Nhưng hơi bất tiện.
Hai cách đeo micro trợ giảng không dây mà các giáo viên đang áp dụng
Chính vì vậy, nhiều thầy cô đã tìm kiếm đến loại micro cài áo trợ giảng. Nhưng phải lưu ý với thầy cô rằng. Loại micro cài ve áo không dùng được cho máy trợ giảng. Nó chỉ thích hợp dùng cho loa công suất lớn. Hoặc phải có bộ thu phát đi kèm micro cài áo đó là loại có dây và một củ thu sóng gắn sau lưng. Sau đó là cần hệ thống xử lý âm thanh hiện đại.
Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có micro cài áo có thể dùng được cho máy trợ giảng không dây hay có dây. Vậy nên, giáo viên vẫn phải dùng micro trợ giảng theo máy hãng sản xuất.
Bạn cũng thấy đấy, nhiều diễn giả tại sao họ không dùng micro cài ve áo. Mà họ lại lựa chọn dùng micro đeo tai. Trong khi nhu cầu nói của họ có thể còn nhiều hơn giáo viên rất nhiều.
Vậy không có giải pháp gì sao? Có, giải pháp đó là dùng loại micro đeo tai trợ giảng. Loại micro này có vành móc 2 bên tai. Sử dụng micro này dù bạn có giảng dạy hàng giờ cũng không có đau mỏi đầu gì cả. Đây là micro đeo tại chuyên dùng cho MC, diễn giả, người chơi gameshow bạn hay thấy trên truyền hình đó.
Micro đeo tai móc vành tai không gây đau mỏi đầu, có thể điều chỉnh độ rộn, khung deo dai
Micro đeo tai trợ giảng có vành móc có thể điều chỉnh được độ rộng, phù hợp bất kỳ giáo viên nam hay nữ. Phù hợp được với các loại máy trợ giảng cho giáo viên.
Tuy nhiên, micro đeo tai này là micro có dây. Nên khi dùng với máy trợ giảng có dây là thích hợp nhất. Thay thế cho micro có dây đi theo các máy bạn mua rất phù hợp. Nhưng với máy trợ giảng không dây thì thầy cô phải đeo theo máy trên người. Đã dùng máy không dây rồi mà vẫn đeo máy trên người như có dây thì hơi kỳ.
Nhưng đó là giải pháp, đồng thời cũng kết hợp khi sử dụng micro không dây hết PIN. Thầy cô dùng micro có dây thì dùng micro đeo tai có vòng móc vành tay tốt hơn loại micro đeo trước đây.
Hiện tại, máy trợ giảng An Phát đang bán lẻ loại micro đeo tai như nói ở trên. Quý khách đang dùng loa trợ giảng, cũng như hướng dẫn viên, giáo viên, giảng viên quan tâm có thể truy cập website tại địa chỉ https://maytrogiang.vn/. Sau đó kéo xuống cuối tới phần Phụ kiện máy trợ giảng xem chi tiết và đặt hàng.
Địa chỉ tới mua hàng trực tiếp tại Hà Nội: Số 139 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 0968 025 810. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ theo Hotline trên. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Các website đạo nội dung ý tưởng từ An Phát như TV vui lòng ghi rõ nguồn tham khảo!
Có thể bạn quan tâm
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?
- Máy trợ giảng An Phát thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch 2024