Máy trợ giảng thường gặp phải những lỗi gì? Khắc phục thế nào?
Biết được những lỗi mà máy trợ giảng hay gặp phải sẽ giúp bạn biết cách xử lý, khắc phục sự cố nhanh hơn. Công ty An Phát sẽ giúp bạn tháo gõ những khó khăn này, để tăng tuổi thọ cho thiết bị, đồng thời không tốn thời gian, công sức và tiền bạc để nhờ tới thợ sửa chữa khi gặp phải.
Cũng giống như những loại máy máy, thiết bị điện tử khác, máy trợ giảng trong quá trình sử dụng sẽ không thể nào tránh được khỏi việc phát sinh lỗi hỏng. Nếu không biết chắc chắn bạn sẽ vô cùng lún túng. Và dưới đây là những lỗi mà máy hay phát sinh:
Khi sử dụng nghe thấy có tiếng hú
Nguyên nhân của tình trạng này chính là sóng âm phát ra từ loa đúng vào nơi micro trợ giảng thu vào, vì thế mà làm cho âm thanh bị khuếch đại lên gấp nhiều lần khiến cho người nghe thấy khó chịu vì những tiếng hú.
Để khắc phục tình trạng này, rất đơn giản, bạn chỉ cần để micro ra xa hơn là được.
Âm thanh rè
Nếu đang dùng mà bỗng dưng bạn thấy âm thanh rè thì rất có khả năng là máy đã gần hết pin. Vì thế, ngay lập tức phải nạp pin cho máy trợ giảng, nếu đang cần dùng luôn thì bạn vẫn có thể vừa dùng vừa sạc cũng không bị ảnh hưởng gì.
Nguyên nhân khác khiến âm thành rè đó chính là micro hết pin, lúc này, bạn hãy nhanh chóng thay pin cho thiết bị để nó có thể trở về hoạt động như bình thường, không gây khó chịu cho người nghe.
Máy không nhận USB
Hiện nay trên thị trường vẫn còn khá nhiều máy trợ giảng không được thiết kế hỗ trợ khe cắm USB, nếu thế thì bạn sẽ không kết nối được với thẻ. Còn với trường hợp, có hỗ trợ nhưng không nhận khi bạn cắm vào máy thì việc đầu tiên cần làm là bạn sẽ phải kiểm tra định dạng file trong USB xem có đúng hay không.
Xem thêm: Các nguyên nhân máy tính không thể định dạng được USB
Thông thường, bạn nên để ở định dạng MP3 là dễ sử dụng nhất, hầu như thiết bị nào cũng hỗ trợ định dạng.
Sóng micro không mạnh
Trong trường hợp này thì rất có thể là do micro của bạn đã hết pin, chỉ cần thay pin là có thể dùng được bình thường. Hoặc cũng có khi là bởi khu vực bạn đang sử dụng micro trợ giảng đó bị triệt tiêu sóng do trùng tầng số nào đó. Bạn chỉ cần di chuyển ra vị trí khác là sẽ ổn.
Xem thêm: Làm gì khi máy trợ giảng không nhận Micro?
Với những thắc mắc về lỗi hay gặp khi sử dụng máy trợ giảng mà An Phát chia sẻ ở trên, hi vọng bạn đã co thể tự mình khắc phục được những sự cố để không gián đoạn công việc.
Nếu muốn mua được thết bị tốt nhất, giá thành hợp lý nhất thì hãy nhanh chóng đến với chúng tôi, hoặc liên hệ thông quá Hotline 0943 411 592 – 0968 025 810 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?
- Máy trợ giảng An Phát thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch 2024