Tư vấn mua máy trợ giảng giá rẻ tốt giai đoạn kinh tế suy thoái
Kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, người người nhà nhà thắt chặt chi tiếu. Nhu cầu mua máy trợ giảng của nhiều giáo viên cũng hoãn lại. Cũng có nhiều giáo viên chỉ cần mua dùng tạm một thời gian 1 – 2 năm hỏng thì đổi sang máy mới tốt hơn. Thấu hiểu được những khó khăn kinh tế, cuộc sống thường ngày đó của thầy cô. An Phát xin tư vấn các thầy cô một số máy trợ giảng giá rẻ tốt hỗ trợ cho việc giảng dạy và bảo vệ giọng nói của thầy cô.
Máy trợ giảng là thiết bị khuếch đại âm thanh nhỏ gọn, là trợ thủ đắc lực của giáo viên hiện nay. Có thể nói, với thầy cô đã dùng máy trợ giảng để dạy học thì không thể thiếu nó. Nó giúp bảo vệ giọng nói, mình không phải nói to, hét lớn như trước đây nữa. Từ đó sức khỏe của mình cũng tốt hơn, dạy học cũng hiệu quả hơn. Đặc biệt tránh các bệnh nghề nghiệp của giáo viên như viêm họng, thanh quản.
Vậy nên thầy cô nên tự sắm cho mình một bộ loa trợ giảng để hỗ trợ giảng dạy hàng ngày. Tài chính mình không nhiều, kinh tế khó khăn thì mình dùng tạm máy vừa tiền thôi. Sau một thời gian, khi máy hỏng hay lỗi, khi có điều kiện mình có thể đầu tư sang máy tốt hơn – bền hơn. Sau đây là một số bộ máy trợ giảng tài chính trên dưới 1 triệu thầy cô tham khảo:
1. Máy trợ giảng Aporo T9 UHF – 550.000đ ~750.000đ
Đứng đầu danh sách máy trợ giảng giá rẻ cho thầy cô kinh tế khó khăn là T9 UHF. Đây là model không dây đời đầu của Aporo ra đời vào những năm 2017. Đến nay, mẫu này vẫn còn bán xả kho trên thị trường từ các shop còn tồn kho. Do sự xuất hiện của T20 khiến T9 không còn nhận được sự quan tâm của thầy cô nữa. Nhưng đây là một sự lựa chọn hợp lý cho tài chính thấp mà có loa dùng.
Aporo T9 có công suất 15W, sử dụng sóng UHF đời đầu. Dung lượng PIN đáp ứng việc giảng dạy liên tục 6-8h đối với loa và micro đạt 3-4h liên tục. Loa thiết kế khác nhỏ gọn chỉ 12 x 9 x 3.5 (cm), trọng lượng 280gam với nhiều gam màu đa dạng.
Công suất trên đáp ứng cho phòng học 35-70 học sinh. Có các tính năng phát nhạc Usb, thẻ nhớ, Fm, Aux, Ghi Âm. Là lựa chọn khá hợp lý cho thầy cô đang tìm mua loa trợ giảng không dây giá rẻ, tiết kiệm tài chính, thắt chặt chi tiêu.
2. Máy trợ giảng Aporo T20 UHF – 850.000đ ~ 1.300.000đ
Aporo T20 UHF có thể nói là model thành công nhất của hãng Aporo cho tới thời điểm hiện tại. Bộ loa trợ giảng không dây này sử dụng sóng UHF hiện đại bắt sóng xa 12m thực tế ổn định. Được rất nhiều thầy cô không chỉ ở tình thành và tại HN hay HCM dùng rất nhiều.
Loa có công suất 15W, kích thước nhỏ gọn đẹp nhất trong số các model Aporo (12x9x3.5(cm)), trọng lượng 215gam. Sử dụng PIN Lithium 2400mAh cho phép sử dụng dạy liên tục 8h với loa và 4-5h đối với micro.
Chất lượng âm thanh tốt chỉ sau Aker MR2500. Máy trang bị các công nghệ Bluetooth, USB, micro SD, REG ghi âm, cổng 3.5mm. Kết nối giữa micro và loa qua sóng dài UHF cho độ ổn định cao, không bị trùng hay nhiễu sóng, không hú rít. Có thể thay thế micro dễ dàng. Là lựa chọn hợp lý cho thầy cô tài chính trên dưới 1 triệu cần loa trợ giảng dạy học.
>>> Xem chi tiết: Máy trợ giảng Aporo T20 UHF
3. Máy trợ giảng Aporo T30 UHF – 700.000đ ~ 1.500.000đ
Nằm trong bộ sưu tập thứ 3 của hãng Aporo không phải là T18 mà là T30 UHF. Chúng tôi đã thử trải nghiệm qua, cũng như nhận những phản hồi từ các giáo viên đã từng dùng. Aporo T30 có âm thanh hay hơn và thiết kế thẩm mỹ hơn so với Aporo T18.
Bộ loa trợ giảng Aporo T30 UHF là bộ loa không dây. Kích thước: 12.6x9x3.6(cm), trọng lượng máy 350 gam. Sử dụng PIN Lithium 2400mAh có độ bền cao cho thời gian dạy lên tới 8h liên tục và micro không dây ~4,5h. Công suất loa đạt 20W đáp ứng cho phòng học từ 30-80 học sinh.
Aporo T30 UHF trang bị đầy đủ các công nghệ hiện đại kế thừa từ T20 UHF như: USB, thẻ nhớ, 3.5, Bluetooth, ghi âm REG, micro SD, chân sạc Type-C mới. Loa và micro kết nối bằng sóng UHF hiện đại có độ ổn định cao, không hú rít khi sử dụng.
>>> Xem thêm: Sóng UHF là gì
4. Máy trợ giảng Aker MR2500 – 1.000.000đ – 1.600.000đ
Trong số các mẫu máy trợ giảng giá rẻ cho thầy cô tham khảo. Aker MR2500 là mẫu loa trợ giảng không dây có chất lượng âm thanh tốt nhất. Tuy nhiên, nó có thiết kế hơi thô khi nó trông hơi to và nặng. Và chỉ nên đặt nó trên bàn chứ không nên đeo theo người.
Loa khá đồ sộ so với các mẫu khác khi nó có kích thước 105 * 83 * 43(mm). Nhưng chính vì kích thước đó nên màng loa của nó dầy và chắc. Từ đó cho chất lượng âm thanh cực kỳ tốt. Có thể hay như những dòng loa máy trợ giảng Hàn Quốc. Ngoài ra, nó còn có chức năng Bluetooth, chức năng vang vọng áp dụng cho phòng học rộng.
Bộ loa Aker MR2500 sẽ đáp ứng được phòng học 35- 80 học sinh khi nó sở hữu công suất đạt 25W. Thời lượng PIN loa đật 8h sử dụng liên tục khi nó được trang bị PIN Lithium 2200mAh, và PIN Micro đạt 3-4h sử dụng liên tục.
5. Máy trợ giảng Takstar E126W – 800.000đ ~ 950.000đ
Đây là mẫu máy không dây của hãng Takstar. Là loại máy trợ giảng giá rẻ được khá nhiều thầy cô ở các tỉnh lẻ mua sử dụng. Chúng tôi cũng nhận được nhiều thầy cô gửi máy để kiểm tra sửa chữa giúp. Cho nên nó cũng được thầy cô dùng nhiều.
Bộ Takstar E126W có thiết kế khá nhỏ gọn với 2 màu: đen, trắng. Kích thước loa chỉ 91 * 41 * 119 (mm) và nặng 142gam. Sử dụng PIN lithium 2000mAh cho thời gian sử dụng loa tới 8h. Công suất loa rời vào khoảng 10-15W. Đáp ứng phòng học 35-50 học sinh.
Loa và micro kết nối bằng sóng UHF có độ ổn định cao. Thời lượng PIN của micro đạt 3-4h sử dụng. Ngoài ra, loa có Bluetooth nên cũng sẽ hỗ trợ cho thầy cô kết nối âm thanh từ điện thoại, laptop để phát bài giảng.
Dù tài chính khó khăn hay eo hẹp, cần thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn kinh tế khó khăn suy thoái. Nhưng thầy cô cũng nên cân nhắc sắm bộ loa trợ giảng hỗ trợ giảng dạy của mình hàng ngày.
Với chi phí khoảng 1 triệu vừa giúp cho việc dạy hiệu quả hơn, ngăn ngừa các bệnh về họng đã đỡ được tiền thuốc men thời gian khám chữa họng. Cũng như nâng cao được sức khỏe cho cuộc sống cũng tốt hơn. Đó cũng là chia sẻ của rất nhiều thầy cô với Máy trợ giảng An Phát sau khi đã mua loa trợ giảng dùng.
Trên đây, chúng tôi đã gợi ý cho thầy cô 5 mẫu máy trợ giảng giá rẻ tốt phù hợp với chi phí trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Hy vọng, thầy cô sẽ lựa chọn và mua cho mình được bộ loa trợ giảng phù hợp. Thầy cô cần tư vấn thêm. Hãy liên hệ qua Hotline/Zalo: 0968 025 810.
Có thể bạn quan tâm
- So sánh máy trợ giảng Aporo T18 và T20, máy nào tốt?
- Cách bảo quản pin máy trợ giảng đúng cách thầy cô nên biết
- Lưu ý khi sạc và sử dụng máy trợ giảng trong mùa hè
- Các mẫu máy trợ giảng Aporo đời mới nhất, nên mua máy nào?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Máy trợ giảng Takstar E300W có tốt không, giá bao nhiêu?